Các giai đoạn nhân giống invitro

CÁC GIAI ĐOẠN NHÂN GIỐNG INVITRO
 
 
👉Giai đoạn 1: Khử trùng mô nuôi cấy
Đây là giai đoạn tối quan trọng, thậm chí quyết định toàn bộ quy trình nhân giống in vitro. Mục đích của giai đoạn này là tạo ra được nguyên liệu thực vật vô trùng để đưa vào nuôi cấy in vitro. Khử trùng mô thực vật, người ta thường dùng một số chất hoá học như HgCl 2 , Ca(OCl) 2 , NaOCl, H 2 O 2 . Tùy thuộc vào từng loại mô thực vật mà lựa chọn nồng độ và thời gian xử lý hoá chất thích hợp.
Không có mô tả ảnh.
 
👉Giai đoạn 2: Tái sinh và nhân nhanh chồi
Toàn bộ quá trình nhân giống in vitro xét cho cùng là nhằm mục đích tạo ra hệ số nhân cao nhất. Chính vì vậy giai đoạn này được xem là giai đoạn then chốt của quá trình.Để tăng hệ số nhân người ta thường phải đưa thêm vào môi trường dinh dưỡng nhân tạo các chất điều hòa sinh trưởng (auxin, xytokynin, gibberellin,…) Các chất bổ sung khác như nước dừa, nước chiết nấm men, dịch thủy phân casein,… kết hợp với các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng thích hợp. Tùy thuộc vào từng đối tượng nuôi cấy người ta có thể nhân nhanh bằng kích thích sự hình thành các cụm chồi (nhân cụm chồi) , hay kích thích sự phát triển của chồi nách (vi giâm cành) hoặc thông qua việc tạo cây từ phôi vô tính.
 
👉Giai đoạn 3: Tạo cây hoàn chỉnh
Khi đạt kích thước nhất định các chồi được chuyển từ môi trường ở giaI đoạn 2 sang môi trường tạo rễ. Thường sau từ 1 – 2 tuần, từ những chồi riêng lẻ này sẽ xuất hiện rễ và trở thành cây hoàn chỉnh. Ở giai đoạn này, người ta thường bổ sung vào môi trường nuôi cấy các auxin vì auxin là hoocmon thực vật quan trọng có chức năng tạo rễ phụ từ mô nuôi cấy. Trong nhóm này, các chất IAA, IBA, α – NAA2,4-D được sử dụng, nghiên cứu nhiều nhất.
 
👉Giai đoạn 4: Đưa cây ra đất
Giai đoạn đưa cây hoàn chỉnh (có đủ thân, rễ, lá) từ ống nghiệm ra đất là bước cuối cùng của quá trình nhân giống in vitro và là bước quyết định khả năng ứng dụng quá trình này trong thực tiễn sản xuất. Cây lấy ra từ ống nghiệm phải được rửa sạch agar bám trên bề lặt rễ để tránh sự xâm nhập của côn trùng và nấm mốc. Đây là giai đoạn chuyển cây con từ trạng thái sống dị dưỡng sang sống hoàn toàn tự dưỡng. Do đó, để đảm bảo cho cây có tỷ lệ sống cao thì cần phải đưa cây ra vườn ươm, ươm trên các giá thể thích hợp từ 10 – 15 ngày. Lúc này rễ mới được sinh ra, lá non bắt đầu hình thành. Sau đó chuyển cây ra đất với chế độ chăm sóc bình thường.
 
👉👉👉THÔNG TIN LIÊN HỆ: Công ty TNHH TEKCO Việt Nam
CHUYÊN CUNG CẤP:
– Hóa chất, môi trường dùng cho sinh học phân tử, nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô,..
– Các kit xét nghiệm, điện di, kháng sinh,…
– Các loại hóa chất tinh khiết, thiết bị dụng cụ vật tư tiêu hao dùng cho PTN,…
https://hoachattekco.com/
👉👉👉Tell/ Zalo: 0986.869.775( E Vân)
👉👉👉Email: Sales.tekco2@gmail.com
097 3314 999